4 lỗi cơ bản dễ bị mất điểm khi thi Địa lý

Ý yêu cầu kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thì thí sinh lại kể tên các tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm công nghiệp miền trung.

4 lỗi cơ bản dễ bị mất điểm khi thi Địa lý
Các thầy cô giáo dạy Địa lý Trường THPT Phan Đình Giót (Điện Biên) điểm danh 4 lỗi cơ bản khiến thí sinh bị mất điểm khi làm bài thi Địa lý trong kỳ thi THPT quốc gia.
Không xác định được câu hỏi, kĩ năng sử dụng Atlat kém
Nhiều học sinh mắc phải lỗi này trong bài thi THPT quốc gia năm 2015. Ví dụ, đề thi Địa lý kỳ thi THPT quốc gia 2015 có câu hỏi như sau:
Dựa vào trang 4 – 5 và trang 30 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy: Xác định các tỉnh của nước ta có đường biên giới trên đất liền chung với Trung Quốc. Kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
Tuy nhiên, với yêu cầu xác định các tỉnh của nước ta có đường biên giới trên đất liền chung với Trung Quốc thì một số học sinh lại xác định các tỉnh của Trung Quốc, Lào;
Ý yêu cầu kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thì thí sinh lại kể tên các tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm công nghiệp miền trung.
Kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét yếu
Ví dụ, có thí sinh vẽ biểu đồ đúng dạng nhưng chia các danh số trên trục tung không đúng dẫn đến cả biểu đồ sai. Khi vẽ biểu đồ sai thì phần nhận xét, giải thích biểu đồ sẽ không được chấm.
Một lỗi nữa là trong đề không yêu cầu học sinh xử lí số liệu khi vẽ, nhưng học sinh xử lí số liệu nên vẽ biểu đồ sai.
Phân bố thời gian không hợp lý
Biểu hiện của việc phân bố thời gian làm bài không hợp lí là một số câu thường được dành quá nhiều thời gian, làm quá kĩ, chi tiết nên không đủ thời gian làm các câu còn lại (như câu biển, đảo). Do không đủ thời gian, thí sinh buộc phải làm sơ sài, bỏ ý, bỏ câu, mất số điểm lớn.
Không biết cách trình bày
Nhiều thí sinh trình bày quá dài dòng, vừa mất thời gian vừa không làm nổi bật ý trọng tâm. Các ý khác nhau viết lẫn lộn thường chỉ được điểm của một ý. Thí sinh không tách ý, tách đoạn của bài làm mà viết dàn trải, các ý của câu gộp thành một đoạn văn bản lớn nên giáo viên khó đọc, khó chấm.
Theo Thethaohangngay
- Những lỗi cần khắc phục để làm tốt bài thi
- Những lỗi thí sinh cần tránh khi làm bài thi môn Địa lí
- Hướng dẫn phân loại các loại câu hỏi trong đề thi THPT Quốc gia
- Bí quyết để đạt điểm cao kỳ thi quốc gia
- Mẹo để làm tốt bài thi trắc nghiệm Hóa học thi THPT quốc gia
- Dự đoán đề thi THPTQG môn Toán
- Kinh nghiệm sử dụng Atlat Địa lý Việt trong kỳ thi THPT
- Kinh nghiệm thi môn tiếng Anh phần tìm lỗi sai, viết lại câu và đọc hiểu
- Những lỗi cần tránh khi thi THPT Quốc gia môn Sinh
- Bí quyết giúp ôn thi hiệu quả tại nhà
- Thực phẩm có lợi cho mùa thi
- Kinh nghiệm chống buồn ngủ khi ôn thi
- Mẹo ôn thi để đạt điểm cao đề thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh
- Những món ăn cần tránh khi vào phòng thi
- Mẹo đánh lụi tiếng Anh hiệu quả khi không làm được bài
- 5 từ để ôn thi và làm bài tốt môn Địa lí
- Kinh nghiệm làm bài thi môn văn vào lớp 10 hiệu quả
- Những chuyên đề dễ gặp trong đề thi THPT Quốc gia môn Hóa
- Kinh nghiệm làm tốt bài thi môn Văn kỳ thi THPT quốc gia
- Những lưu ý khi làm bài thi môn Toán